Vì thế, việc sợ ai đó ăn cắp ý tưởng kinh doanh của mình là một điều ngớ ngẩn. Vấn đề không phải là giữ bí mật. Ngược lại ! Hãy nói về nó với càng nhiều người bạn gặp càng tốt. Bằng cách đó bạn mới học thêm được nhiều điều giúp ý tưởng trở nên thành công. Thử nghiệm nó và xem mọi người phản ứng ra sao. Đó là cách duy nhất để biết được làm cách nào biến ý tưởng của bạn thành kinh doanh triển vọng.
Hình thức của ý tưởng, khả năng biến ý tưởng thành cái có thể bán được trên thị trường & Mô hình kinh doanh giúp nó duy trì được.
+ Tạo một ý tưởng có thề bán được có nghĩa đặt mình trong vị trí tương quan giữa khách hàng và sản phẩm tung ra thị trường, để có được sự hiểu biết rõ ràng lý do tại sao khách hàng chọn sản phẩm này chứ không phải sản phẩm tung ra thị trường, để có được sự hiểu biết rõ ràng lý do tại sao khách hàng chọn sản phẩm này chứ không phải sản phẩm khác.
+ Mô hình kinh doanh giúp ý tưởng thực hiện được. Cứ mỗi ý tưởng đưa ra sẽ có một mô hình kinh doanh tương ứng giúp nó có thể thực hiện được; nhưng cũng sẽ có từng đó mô hình kinh doanh khiến nó không hoạt động được. Vì thế, hình thức của ý tưởng không chỉ để đạt được việc tiêu thụ trên thị trường mà còn là khả năng đặt nó hoàn chỉnh vào mô hình kinh doanh phù hợp. Nói cách khác, có rất nhiều ý tưởng thất bại nhưng khi đặt vào mô hình kinh doanh khác nhau lại trở nên thành công.
“Một tầm nhìn rõ ràng về ý tưởng”.
Một doanh nhân giỏi bắt đầu với ý tưởng mà có thể ai cũng đã nghe qua, nhưng chính nhờ tài năng đặc biệt, anh đã “nhìn” ý tưởng theo cách riêng biệt và biến nó thành một doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Doanh nhân phải có sự sáng tạo, nghệ thuật và phong cách riêng. Có rất nhiều nhân tố cấu thành doanh nhân nhưng có một điều rất quan trọng: sở hữu phong cách của riêng bạn. Nếu không, thị trường sẽ nuốt chửng bạn. Vì thế, một doanh nhân thực thụ không sợ ai đó biết ý tưởng của mình vì anh biết rằng chính anh ta và cách nhìn của anh ta mới là cái độc nhất vô nhị.
Thật điên rồ khi cho rằng không ai có chung ý tưởng với mình. Hãy ghi nhớ điều này: người khác cũng có ý tưởng giống bạn, vì thế nên tự hỏi : ‘Nếu người khác cùng có ý tưởng này, sao họ không thực hiện nó? Sao họ không thực hiện nó? Sao họ không đưa nó vào kinh doanh thực tế?’ Những câu hỏi này không có ý làm nhụt chí bạn mà ngược lại, khiến ta phải tìm hiểu, nắm bắt những nhân tố khác nhau giúp biến ý tưởng khả thi.”
“Ý tưởng cần phải đi qua máy sàng lọc sự ngu xuẩn.” “Hay nói đúng hơn máy sàng lọc lẽ thường- những lẽ thường có từ kinh nghiệm sống có thể áp dụng vào tất cả mọi thứ. Bạn phải biết khách hàng không hề ngớ ngẩn. Bạn chỉ có thể thoải mái bán hàng nhờ yếu tố mới lại trong thời gian ngắn. Nhưng sau đó, nếu không thấy những lợi ích, những giá trị thực và sự khác biệt đem lại, khách hàng sẽ không quay trở lại. Một thời gian sau, bạn phải ra đi.”
Tôi tin rằng sau một dự án thành công là một ý tưởng kinh doanh bình thường.
Giữa thập niên 1990, công ty phần mềm nhỏ Panda đột nhiên đối mặt với sự bùng nổ của Internet. Virus không còn do một nguyên nhân duy nhất tạo ra là sử dụng chung đĩa mềm. Giờ đây nó là sự lan truyền rộng qua những đường dây viễn thông mang tính toàn cầu. Một con virus cũng đủ gây ảnh hưởng toàn thế giới. Trong vài tháng, Panda ngừng hoạt động để tập trung toàn bộ sức lực vào việc định vị hầu hết những virus trên mạng Internet. Nói cách khác, công ty chỉnh sửa lại sản phẩm của mình. Ngoài ra, những người chủ công ty còn ý thức rằng để tồn tại, họ phải phát triển từ một công ty nội địa thành công ty toàn cầu. Làm thề nào để phát triển được nhanh như thế với chỉ ít nguồn lực? Làm thế nào một công ty nhỏ lại có thể cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Chỉ trong vòng vài tháng Panda đã chọn con đường kinh doanh nhượng quyền để chọi với những gã khổng lồ. Chỉ trong vòng vài tháng Panda đã chọn con đường kinh doanh nhượng quyền để chọi với những gã khổng lồ. Chỉ trong vòng 1 vài tháng, công ty có thể hoạt động ở mọi ngõ ngách trên thế giới. Vị doanh nhân đằng sau Panda đã thay đổi hình thức của ý tưởng một cách triệt để. Ông nhận thấy hình thức của ý tưởng ban đầu gần “hết đát”. Ông tồn tại được bởi vì biết cách chấp nhận thực tế và hành động ngay để kịp sửa đổi cả sảm phẩm và phạm vi hoạt động về phương diện đại lý của công ty.
No comments:
Post a Comment