Tầm quan trọng của đa dạng hóa thu nhập gia đình trong từng năm đầu kinh doanh. ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP. Cách duy nhất để đa dạng hóa thu nhập là để dành riêng tiền tiết kiệm hoặc tiền lương của vợ hoặc chồng bạn. Nếu phải dựa vào tiền tiết kiệm, tốt nhất nên đợi cho đến khi bạn có đủ tiền dự phòng để trang trải một vài năm chi tiêu trước khi bắt đầu kinh doanh.
Ví dụ trong trường hợp của mình, tôi quyết định chờ một vài năm mới bắt đầu kinh doanh. Tôi lên kế hoạch thật chi tiết. Vào thời điểm năm 1996, tôi có thể sống với 1.600 USD một tháng. Sống hơi chật vật một chút nhưng cũng chịu đựng được. Mỗi tháng tôi đều để dành một chút cho tới khi có đủ tiền dự phòng để sống trong 2 năm trong trường hợp công ty mới thành lập không làm ra đồng nào. Tôi bán không lời căn nhà chung cư đã mua vì không muốn phải trả thêm tiền nhà khi mới kinh doanh. Tôi không muốn thêm bất kỳ một gánh nặng nào có thể đẩy tôi vào bước đường cùng sớm. Thật nhẹ nhàng làm sao, bởi nó tạo ra cho tôi một cảm giác hoàn toàn tự do khi ra quyết định, không cần dựa trên nhu cầu cá nhân mà chỉ nhu cầu công ty mà thôi.
Nhưng đối với nhiều người, đây không phải là điều dễ thực hiện. Có thể họ không đi làm hoặc không đủ khả năng để dành. Trong trường hợp này, có một lựa chọn khác là dựa vào gia đình. Thông thường điều này có nghĩa là dựa vào người bạn đời. Rủi ro rất cao nếu lao vào kinh doanh mà không có tiền để dành và người bạn đời cũng không có nguồn thu nhập ổn định. Trong trường hợp tốt nhất là bạn để dành trước rồi hãy bắt đầu kinh doanh khi đã có đủ tiền dự phòng.
Những doanh nhân thành đạt khuyên nên duy trì một cuộc sống giản dị, ít nhất trong vòng một thời gian. Nếu cần thiết, đừng mua nhà vội mà hãy tạm ở thuê. Bán xe. Giảm bớt chi tiêu. Những năm đầu sẽ khá khó khăn. Tách biệt chi tiêu cá nhân với doanh nghiệp càng lâu càng tốt.
SỰ HỘ TRỢ HOÀN TOÀN VÀ KHÔNG TÍNH TOÁN TỪ GIA ĐÌNH Để kết thúc chương này, tôi xin đề cập đến một yếu tốt tối quan trọng: sự hỗ trợ từ gia đình. Đây là bằng chứng của một doanh nhân nói về tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ gia đình: “Tôi đã trải qua những trường hợp tồi tệ nhất. Thật kinh khủng. Những tình huống hoảng loạn Có một thứ bạn phải có: sự hỗ trợ của gia đình. Bạn phải hoàn toàn hòa hợp với người bạn đời của mình. Có một lần, khi mất hết tiền bạc và gọi điện cho vợ, tôi chực khóc òa: ‘Chúng ta phá sản rồi’, ‘Chẳng còn gì trong ngân hàng nữa.’ Không chút ngập ngừng, vợ tôi nói: ‘Không đâu anh, mình còn căn nhà, mình sẽ bán nó và ra ở thuê. Anh cứ tiếp tục kinh doanh, em sẽ ráng gồng.’ Chúng tôi đã không phải bán căn nhà. Tôi đã trải qua cuộc khủng hoảng. Nhưng nếu không có sự động viên của vợ, tôi chắc đã bỏ cuộc ngay từ lúc đó rồi.” Bây giờ vị doanh nhân đó rất thành công về mặt tài chính. Nhưng anh thừa nhận rằng lúc đó anh ta đã định bỏ cuộc. Anh không nghĩ anh có thể tiếp tục mạo hiểm sự an toàn của gia đình mình. Tất cả các thành viên trong gia đình phải sẵn sàng hy sinh: mọi người phải ý thức rằng một thành viên của gia đình đang bắt đầu kinh doanh vì lợi ích của cả nhà và, họ phải – trong một thời gian nhất định – hoặc có thể là trong một thời gian dài nếu kinh doanh không thuận lợi như tính toán, sát cánh cùng nhau trong cuộc mạo hiểm đó. Hơn nữa, sự hỗ trợ này không chỉ giới hạn ở mức gồng gánh khi gặp khó khăn tài chính. Nó còn phải bao gồm sự hỗ trợ tâm lý. Tất cả doanh nhân đều cần một chỗ dựa giúp họ đứng vững khi kinh doanh có nguy cơ sụp đổ hoặc khi họ hoàn toàn mất tinh thần. Trong trường hợp bất ổn, có một ai đó hiểu và hỗ trợ bạn là một khích lệ rất lớn. Nếu không có sự hỗ trợ này, doanh nhân có thể cảm thấy rất cô độc, nhất là khi những thành viên khác trong gia đình lại đang phụ thuộc vào sự thành công của công ty. Hãy khoan kinh doanh riêng nếu chưa có nhiều hỗ trợ từ phía gia đình. Một nhân tố thất bại chính ở nhiều công ty là do thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình.
No comments:
Post a Comment