Bí Quyết Tay Trắng Làm Lên Sự Nghiệp

Ba điều kiện  căn bản cho sự thành công là có lương thức, ham hoạt động và sức  khoẻ. Nếu chúng ta, ngay từ hồi trẻ, quyết tâm tu luyện những  đức đó, thì chắc chắn có thể thành công rực rỡ trong nghề mình đã lựa.

Người nào  biết rõ một điều ở khắp nơi thì không để lỡ một cơ hội nào hết.

Muốn hoạt động có hiệu quả cao, thì  phải biết tập trung; thuật tập trung mà ta có thể học bằng nhiều  cách, là một điều kiện quan trọng nhất cho sự thành công.

Không một thương nhân nào có thể hi  vọng thành công được nếu không rèn luyện cơ thể đúng phương  pháp, nhưng phải coi chừng đấy, đừng như hạng lực sĩ tưởng rằng  hễ thắng được mình là thắng được thế giới; niềm tin đó nguy hiểm  lắm. Hạng lực sĩ không bao giờ nghĩ tới sự sẵn sàng làm việc mà  chỉ nghĩ tới chuyện thắng kẻ khác trong một cuộc đua nào đó thôi.  Lúc nào óc họ cũng có thể đưa họ tới sự thất bại, sự chán chường,  bất lực.

Chưa bao giờ như lúc này, thế giới rộng mở bát ngát đến tận  chân trời với rất nhiều cơ hội cho những ai có khát vọng thành  công, mong muốn được làm việc một cách bền bỉ, kiên trì và sáng  tạo, có ý thức. Không một trở ngại nào từ phía con người có thể  ngăn con đường của họ. Không có gì cấm họ từ cảnh nghèo hèn mà  leo lên được những đỉnh cao của giàu sang và quyền thế.

Có hai thứ giá trị đi đôi với tiền bạc: một là giá  trị của những phẩm chất cần có khi đang kiếm tiền; hai là giá trị  của cách sử dụng đồng tiền kiếm được như một công cụ thể hiện  sức mạnh của người có tiền. Nghệ thuật kiếm tiền cần sự quả quyết, tập trung, dành  dụm, tự chủ; những yếu tố đó chính là nguyên động lực của thành  công và hạnh phúc. Một người đã biết tự chủ khi kiếm tiền thì tới khi có tiền, cách sử dụng đồng tiền cũng tạo cho người đó một sức  mạnh, để có thể làm chủ được hoàn cảnh.

một người biết làm chủ của cải của mình ít khi nghĩ tới  việc để lại một gia tài đồ sộ cho con cháu. Người đó biết rõ rằng  phải để cho con cái tự tôi luyện trong khó khăn, không được hưởng  chút di sản nào ngoài óc thông minh và tư cách, thì chúng mới  thành những con người có giá trị được.

Điều quan trọng nhất là đừng bỏ dở một công việc làm ăn  nào khi chưa hoàn toàn thành công. Biết điều khiển cho khéo một  công việc nhỏ thôi cũng là có đủ tư cách để thắng những trở ngại  sau này sẽ gặp trong những việc kinh doanh lớn hơn rồi.

Thường thường người ta nhận thấy rằng những người tạo  được những gia sản lớn đều luôn luôn chuyên vào một ngành. Đừng có thói no bụng đói con mắt. Cần nhớ nguyên tắc chính  yếu đó.

Tập nhận định đúng giá trị của sự vật, biết tính toán, quản lí  tài chính, biết đọc ý nghĩ của người khác; đó, phải luyện cho thành  thục, hoàn hảo những khả năng đó đã rồi mới dùng nó vào những  công việc kinh doanh lớn được.

điều quan trọng và khó khăn là gây được số vốn đầu  tiên là một triệu đồng. Có được triệu đầu tiên rồi thì dễ kiếm được  những triệu sau lắm. Triệu đầu tiên đó định rõ tư cách của ta và  bảo đảm cho sự thành công của ta.

thị trường mới thực là trường đào  tạo nhà kinh doanh. ở đó, một thanh niên có lương thức có thể tìm  hiểu cá tính của các hạng người và nhờ vậy tự lập được một cái  thang giá trị trong giới kinh doanh.

Người nào ngay từ hồi  trẻ đã biết dành dụm là biết sửa soạn cho con đường thành công  của mình sau này đấy. Sự tiết kiệm rèn tư cách của ta. Nó làm cho quyết định của  ta mạnh lên, nó nâng đỡ cái chí quyết thắng của ta trên đường đời.

Trong ngành thương mại, đức cần nhất là phải biết bán. Bán rẻ lãi ít, mà bán được nhiều vẫn là khôn hơn. Nghệ thuật bán là khả năng thuyết  phục. Người  bán hàng thành công hòa hợp được tài thuyết phục, cá tính của  mình và nghệ thuật giao thiệp, tiếp xúc với khách hàng.

Các nhà sản xuất tạo nên được một dân tộc, một nền văn  minh nhưng sự thành công, địa vị của dân tộc đó, nền văn minh đó  tuỳ thuộc tài năng của hạng thương nhân trong nước. Vậy thanh niên nào tiến vào con đường thương mại có thể tự  hào là phụng sự đắc lực cho nhân loại được.

Học kĩ nghề của bạn đi thì bạn sẽ có kiến thức. Có tài trí và  sống đạm bạc thì bạn sẽ giàu. Biết điều độ và thiết thực thì bạn sẽ  mạnh khoẻ. Thường có đạo đức thì bạn sẽ sung sướng. Sống như  vậy, bạn sẽ có nhiều hi vọng nhất để đạt được mục đích của bạn. Benjamin Franklin

Những người muốn thành công cũng có thể rút được một bài  học hay khi nghiên cứu đời sống của Tòng Nam tước James Dunn.  Ông sinh tại châu thành nhỏ Bathurst, trên sông Nipisiguit ở phía  bắc Tân Brunswick, mất hồi tám mươi hai tuổi. Mẫu thân ông, góa bụa, cho ông theo học luật tại một trường  đại học danh tiếng. Kiến thức của ông không rộng lắm, vì hồi trẻ  ông không được học ban cổ điển; ông chỉ được học ba năm ở trường  luật, nghỉ hè lại phải làm việc để sinh nhai. Vậy ông bắt đầu vào đời, trong tay chỉ có mỗi bằng cấp luật  học. Ông đầy đủ sức khoẻ, có một sức làm việc dị thường và phát  triển óc phán đoán của ông trong khi nghiên cứu các hoạt động,  biến chuyển của các thị trường chứng khoán. Tôi không muốn chép lại đầy đủ tiểu sử ông, chỉ ráng trình  bày bí quyết trong đời ông thôi. Ông hiểu rằng phải tạo lập một nền kĩ nghệ luyện kim ở  miền Tây Canađa, và ông cảm thấy muốn vậy phải cần nhiều  nguyên liệu kể cả than và quặng sắt. Và đây là điều ta có thể học  được ở ông. Ông gặp nhiều trở ngại lớn lao, những nỗi lo lắng, bực  mình vô tận, những khó khăn tưởng như không vượt nổi sự thờ ơ  của các ngân hàng vì họ không hiểu nổi công việc của ông quan  trọng đối với sự thịnh vượng của quốc gia như thế nào. Ông kiên  nhẫn chịu đựng và không từ bỏ con đường mà ông đã tự vạch cho  mình. Can đảm, đã tin điều gì thì hiến thân suốt đời cho điều đó các bạn trẻ tìm hiểu đời ông nên chú ý và suy ngẫm về điểm ấy -  và rốt cuộc ông thắng được mọi trở ngại, dựng được những lò đúc  thép mà gần như là một mình ông điều khiển lấy, trường hợp đó có  lẽ là độc nhất trên thế giới. Tới khi ông quá cái tuổi chỉ huy lấy mọi việc rồi, ông vẫn  thích đảm đương trách nhiệm. Ngày ông làm lễ sinh nhật lần thứ bảy mươi mốt là ngày ông  xông vào một ngành hoạt động mới: ngành xây dựng. Suýt nữa thì  việc thất bại vì bệnh đau nhói ở ngực làm cho ông nằm liệt giường,  hấp hối trong nhiều tuần lễ. Nhưng một người như ông đâu có chịu  vì vậy mà rút lui về dưỡng già. *  * * Tất nhiên ông James Dunn lạc quan và rất tin ở mình. Sức  hoạt động của ông mạnh mẽ là nhờ ông can đảm và tự tin. Vì vậy  mà ông đóng một vai trò tích cực trong sự trị bệnh của ông. Ông đòi kiếm một cố vấn về y khoa có tài và ông để ý nhận  xét mọi chi tiết trong sự phục hồi sức khỏe của ông. Ông muốn rằng viên y sĩ và ông cùng tìm phương hướng, ý  kiến của ông và của y sĩ phải được coi trọng ngang nhau, chứ  không chịu giữ thái độ tiêu cực, để mặc y sĩ quyết đoán. Ông không khi nào chịu để các y sĩ bảo sao nghe vậy; các  bệnh nhân giàu có thường có thói quá tin ở các nhà chuyên môn,  thành thử có hại cho cả hai bên. Ông bảo trời sinh ra ông để sống trăm tuổi và ông dùng lòng  tin và gia sản của ông để thực hiện câu châm ngôn cổ này: “Cứ  hành động như thể mình sẽ sống hoài, đừng bao giờ nghĩ mình  phải chết cả”. Đời của ông James Dunn là bằng chứng mạnh nhất để bác bỏ  ý kiến của những kẻ cho rằng tinh thần kinh doanh là tinh thần  riêng của bọn trẻ. Vì tới tuổi già ông còn thực hiện được phần lớn  lao nhất trong sự nghiệp của ông. Sau ngày lễ sinh nhật lần thứ bảy mươi mốt đó, ông dựng lên  nhiều công trình hơn tất cả thời trước của ông. Chẳng những ông kiếm được nhiều tiền mà còn biết hưởng  nó; đời ông thực có ích cho quốc gia.

No comments:

Post a Comment